Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

CHUYÊN ĐỀ: Những đối tượng có bệnh lý và nguy cơ thất bại trong cấy ghép Implant. (Phần 1)

Cấy ghép Implant không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay. Theo khách quan, thông thường Implant sẽ được áp dụng phổ biến cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, sẽ có vài đối tượng được xem là phải cẩn trọng hoặc chống chỉ định với loại phẫu thuật cấy ghép này. Điều này có liên quan đến các bệnh lý và nguy cơ thất bại trong cấy ghép Implant.

Chúng ta sẽ cùng tham khảo qua một số bài viết với các chủ đề có liên quan đến đối tượng không được cấy ghép Implant hoặc nguy cơ thất bại cao trong cấy ghép với các bệnh lý đặc biệt như:
  • Người hút thuốc lá và nguy cơ thất bại trong cấy ghép Implant (Phần 1)
  • Người bệnh tiểu đường và nguy cơ thất bại trong cấy ghép Implant (Phần 2)
  • Bệnh loãng xương và hiệu quả cấy ghép Implant. (Phần 3)
---------------------
Phần 1: NGƯỜI HÚT THUỐC LÁ VÀ NGUY CƠ THẤT BẠI TRONG CẤY GHÉP IMPLANT

Như các bạn đã biết, người hút thuốc lá sẽ có các nguy cơ về bệnh lý ở phổi, tim, vòm họng, và đặc biệt dễ thấy nhất là bệnh lý răng miệng (nha chu, cao răng nặng, viêm niêm mạc lưỡi…)
Bệnh lý và nguy cơ thất bại trong cấy ghép Implant
Trên thế giới, khoảng ¼ nhân loại hút thuốc lá, ít nhất là 20% dân số.
Và hút thuốc lá là 1 trong những nguy cơ dẫn đến thất bại của việc cấy ghép răng. 
Tỷ lệ thất bại trong cấy ghép được xác định xảy ra nhiều ở hàm trên hơn ở hàm dưới. Và đây là nhóm đối tượng chống chỉ định tương đối với việc cấy ghép răng.

Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta cùng tham khảo một số nghiên cứu trên người (nguồn National Center for Biotechnology InformationU.S. National Library of Medicine 8600 Rockville PikeBethesda MD20894 USA)

Cho kết luận: việc hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể kích thước của xương ổ răng và trì hoãn việc phục hồi xương ổ răng.

Có thể lí giải như sau: Các thành phần hóa học trong điếu thuốc lá như chất nicotin, carbone monoxide…sẽ làm trì hoãn việc lành thương tự nhiên của xương (nghiên cứu của Herford As, Boyne PJ.Amarican Institute of Oral Biology 1995), giảm nồng độ oxy trong máu và gây hiện tượng thiếu máu tại chổ phẫu thuật, đồng thời làm tăng sự nhạy cảm giữa cơ thể với vật liệu cấy ghép.

Ngoài ra còn làm giảm đáng kể chất lượng xương, giảm khả năng tăng sinh các tế bào mới, gây hiện tượng tiêu xương tại vùng cấy ghép và khả năng viêm nhiễm nơi cấy ghép rất cao.

Thất bại trong cấy ghép Implant ở người hút thuốc gấp đôi người bình thường ở giai đoạn sớm, và có thể gia tăng cao hơn nữa ở giai đoạn sau đó (thất bại muộn ở thời điểm đặt phục hình).

Theo nghiên cứu của Mombelli A et al. COIR 2012: sau 5-10 năm thì có 10-20% người hút thuốc lá có cấy ghép Implant sẽ bị bệnh viêm quanh Implant. Và để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ có một bài chia sẽ khác.

Viêm quanh Implant ở người hút thuốc lá
Chúng ta có thể xem thêm một vài thông tin về hiệu quả trong cấy ghép xương và nâng xoang ở người hút thuốc lá:
- Ghép xương: 50% người hút thuốc lá bị biến chứng, trong khi đó người bình thường chỉ có 23%.
- Nâng xoang: không có sự khác biệt giữa người bình thường và người nghiện thuốc lá (*)
- Trong nghiên cứu GBR sử dụng màng titanium ePTFE gia cố: tỷ lệ thành công trên người bình thường là 94.7%, trong khi đó trên người hút thuốc là 62.5%.
Ghép xương & nâng xoang cho người hút thuốc lá
Chất Nicotine có ảnh hưởng lên xương ghép (nghiên cứu của Saldanha JB et al. J Periodontol 2004): cho thấy nicotine ảnh hưởng đến tỷ lệ khoáng hóa trên mô xương ghép, ảnh hưởng tiêu cực lên sự lành thương của xương.

Vậy kết luận được gì từ những thông tin đã trình bày ở trên về bệnh lý và nguy cơ trong cấy ghép Implant ở người hút thuốc lá?
Chúng ta vẫn có thể cấy ghép Implant cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên cần một số lưu ý như sau:
  • Cần sự hợp tác của bệnh nhân về thời gian chuẩn bị: phải bỏ hút thuốc lá 3 tuần trước khi phẫu thuật và 6 tuần liên tiếp sau đó.
  • Chọn lựa những loại Implant có cấu trúc và xử lý bề mặt đặc biệt để tăng khả năng tích hợp xương và giữ ổn định độ vững ổn.
  • Giảm dần thói quen hút thuốc và theo dõi định kì 6 tháng/ lần.
  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt.


Và với người bác sĩ thì chắc hẳn phải luôn chuẩn bị tinh thần trực chiến sau 5-10 năm sẽ phải giải quyết tỷ lệ thất bại muộn ở những đối tượng này.
--------------------- 
 (*) nghiện thuốc lá được xem như tổng lượng thuốc lá tiêu thụ trong ngày từ 15 điếu trở lên.
  -HDT-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét